Đầu thập niên 1970, Đài truyền hình Sài Gòn phát chương trình cải lương hằng tuần vào tối thứ bảy, có vở “Độc thủ đại hiệp” (tác giả Yên Hà). Do đoàn cải lương Dạ Lý Hương 2 (của Bầu Xuân) biểu diễn. Lúc này, do nhu cầu phát triên đoàn nên liên danh ăn khách của Dạ Lý Hương là Hùng Cường-Bạch Tuyết tách ra. Hùng Cường vẫn ở lại đoàn 1, hát với Phượng Liên, Kiều Mai Lý, Kim Ngọc, Dũng Thanh Lâm, Văn Chung, Mai Lan, Ba Vân..
Trong khi đó đoàn 2 có sự biệt phái NSND Bạch Tuyết qua làm hạt nhân, hát đào chánh với Út Hiền, cùng với các nghệ sĩ như: Kim Tuyến, văn ngà, Hữu tài, Bích Thủy, Thanh Việt, Vũ Phương Thanh.. Khán giả náo nức đón xem vỡ “ Độc Thủ Đại Hiệp” vì muốn biết đoàn 2 thực lức thê nào,” Cải lương chi bảo” Bạch Tuyết với vai trò hạt nhân có đưa đoàn mới lên cao như đoàn 1 trước đây?Câu giả đáp là vở diễn thật hoàn hảo. Bạch Tuyết hợp cùng với Út Hiền thành một liên danh mới rất ăn khách. Qua vở mới này, đoàn còn giới thiệu nhiều gương mạt trẻ triển vọng. Trong đó người thủ diễn vai kép nhì (La Hoàng) là nghệ sĩ Vũ Phương Thanh, mới hơn 20 tuổi nhưng anh ca diễn rất chững chạc, đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng khán giả một điệu cải lương ngay trong lần đầu lên sóng truyền hình trên sân khấu đại bang Dạ Lý Hương.
KHỞI ĐẦU THUẬN LỢI
Đồng Nai thuộc miền Đông Nam Bộ. Là vùng đất có phong trào đờn va tài tử phát triển, xưa nay sản sinh ra nhiều gương mặt sáng giá cho sân khấu cải lương như:NSUT Phương Hồng Thủy, NSUT Mỹ Thu… Vũ Phương Khanh quê ở Long Thành, Đồng Nai, là lớp nghệ sĩ đàn anh của Phương Hồng Thủy, Mỹ Thu.. Nhà có 5 anh em trai, Vũ Phương Khanh là con áp út trong gia đình có cha là nghệ nhân đờn ca tài tử nổi tiếng Thanh Quân. Ông có thời gian theo nghiệp hát cải lương và là bạn thân của Bầu Sinh, đoàn Tân Hương Hoa, là nơi khởi nghiệp của Vũ Phương Khanh sau này. Là người duy nhất nối nghiệp cha trong 5 anh em, Vũ Phương Khanh từ nhỏ đã mê cải lương và đờn ca tài tử. Anh thường theo cha đi biểu diễn ở khắp nơi, đến các đoàn hát của cha đang cộng tác trong các dịp hè nên chịu ảnh hưởng rất lớn về nghề ca hát. Lúc còn học phổ thông, Vuc Phương Thanh được hai thầy đờn Chín Quảng, Ba Sáng hướng dẫn nghề ca, được cha chỉ dẫn về diễn xuất nên Vuc Phương Khanh có hành trang vào nghề khá vững. Khi thấy con nắm vững những yếu lĩnh về nghệ thuật Thanh Quân giới thiệu và gởi Vũ Phương Thanh chuyên cần tập luyện nên nghề thăng tiến nhanh. Ban đầu anh đóng các vai dàn bao, dần được bầu Sinh cất nhắc cho hát các vai kép ba, kép nhì. Được 2 năm thì đoàn này giải thể ở Thốt Nốt vì bầu Sinh kinh tế không vững, một mình kham không nổi, đành phải sát nhập vô đonà Sao Mai của bầu Lân. Vũ Phương Thanh dĩ nhiên vẫn được bầu Sinh tinh dùng sau khi thanh lọc các nghệ sĩ giỏi của đoàn mình để hợp tác với bầu Lân ở đoàn Sao Mai. Ở sân khấu đoàn Sao Mai, Vũ Phương Khanh thường xuyên hát kép nhì. Thỉnh thoảnh kép chánh bị bệnh hoặc bận việc, anh được bầu Lân cho” Tập sự” các vai kép chánh để tích lũy kinh nghiệp. Được hơn một năm nghề hát của VŨ Phương Khanh ở đoàn đoàn Sao Mai thăng tiến nhanh, có chút ít danh tiếng trên đường lưu diễn. Nhưng đây là những đoàn nhỏ không đủ để Vũ Phương Khanh vẫy vùng, phát huy thương hiệu nên hơn một năm sau, Vũ Phương Khanh về Sài GÒn để tạo tên với bước đệm là đoàn Sao Ngàn Phương của Bầu Hoài Nhân. Nói là bước đẹm bởi Sao Ngàn Phương củng chỉ là đoàn trung bang. Mặc dù ở sân khấu này Vũ Phương Khanh đã bắt đàu hát kép chánh với đào chánh của đoàn là nữ nghệ sĩ tên tuổi Kiều Hoa (Có lúc anh hát chánh chi với nghệ sĩ Hữu Lợi, là rể quý của bầu Quý, khác với Hữu lợi bên Hồ Quảng, đều đã qui tiên). Ở sân khấu đoàn sao Ngàn Phương, Vũ Phương Khanh đã có hai vai diễn ấn tượng trong vở Cô gái Bán Gươm ( vai Vuc Trường Gi-ang) và nàng Ma trên sông dương tử (vai kiếm khách đa tình). Chính hai vai diễ thăng hoa này đã giúp Vũ Phương Khanh lọt vào tầm ngắm của các tuyển trạch viên đoàn Dạ Lý Hương- một đại bang cải lương miền nam trước năm 1975 (các đại bang cải lương còn lại có : Kim Chung, Kim Chưởng, Thanh Minh, Thủ Đô, Hương Mùa Thu, Thái Dương…)
VANG BÓNG MỘT THỜI
Lúc này sân khấu cải lương miền nam (từ 1970 đến 1975) có nhiều đại bang nhưng đủ tài lực để so kè nhau trn bảng hiệu thì chỉ có 3 đoàn: Kim Chung- Dạ Lý Hương- Thanh Minh. Mỗi đoàn một phong cách diễn, lực lượng nghệ sĩ toàn là những tên tuổi hảo hạng để bán vé. Trong khi đại bang Kim Chung có đến 7 đoàn, Thanh Minh cũng có 2 đoàn, duy nhất Dạ Lý Hương mới chỉ có một đoàn. Nên để tạo thành đối trọng, so kè tên bảng hiệu, bầu Xuân buộc phải phát triển thêm một đoàn mới: đoàn Dạ Lý Hương 2. Để có đoàn mới, ngoài việc biệt phái một số nghệ sĩ tên tuổi từ đoàn 1 qua làm hạt nhân đoàn 2, lãnh đạo đại bang Dạ Lý Hương còn tính tới phương án bổ sung nhân sự, là các nghệ sĩ tre triển vongj. Và Vũ Phương Khanh đã được lãnh đạo đoàn mời ký hợp đồng biểu điễn với giao kèo và đồng lương khá cao. Thế cân bằng gữa hai đoàn đã được xác lập. Nếu đoàn 1 Hùng hậu với Hùng Cương, Phương Liên, Kiều Mai Ký, Kim Ngọc, Dũng Thanh Lâm, Văn Chung, Mai Lan, Ba Vân… thì đoàn 2 cũng không hề kém cạnh với Bạch Tuyết, Út Hiền, Thanh Việt, Văn Ngà, Kim Tuyến, Hữu Tài, Bích Thủy, Vũ Phương Thanh.. Ở đại bang Dạ Lý Hương, mặc dù chỉ hát kép nhì (sau kép chánh là một tên tuổi rất lẫy lừng, nghệ sĩ tài danh Út Hiền) nhưng đây được xem là gia đoạn thăng hoa nhất của Vũ Phương Thanh. Trong đó, có vai La Hoàng (vở Độc Thủ Đại Hiệp) đã nâng tầm của Vũ Phương Thanh lên rất nhiều sau khi đài truyền hình Sài GÒn phát sóng ở này cho người xem khắp nơi. Đang trong giai đoạn thăng hoa thì miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất sau đại thắng mùa xuân lịch sử nwam 1975, VŨ Phương Khanh về nhà nghỉ dưỡng vài tháng mới trở lại nghề hát, cộng tác cho đoàn Hương Mùa Thu.
Đoàn Hương Mùa Thu sau 1975 là một trong những đoàn cải lương tập thể hùng mạnh nhất ở miền Nam dưới sự lèo lái của ông bầu Thu An- một soạn giả trứ danh, nằm trong top 5( ngũ bá) của các tác giả nổi tiếng ở Sài Gòn. Đoàn lúc này có lực lượng nghệ sĩ rất hùng hậu gồm: Ngọc Hương, Hoài Thanh, Phương Thanh, Vũ Phương Khanh, Hữu Lợi, Hiếu Liêm, Thanh Liêm, Bích Hạnh, Ngọc Lan, Minh Dịch, Huỳnh Minh, Bình Trang, Bửu Lộc, Cảnh Tượng…Vũ Phương Khanh cộng tác cho đoàn này 4 năm và có được một số vai diễn nổi tiếng như : Lửa Phi Trường ( vai trung úy Phụng), Cánh hạc chiều đông ( Thư Sinh), Trống vang ải Lạng (Lê Koon)… và đặc biệt là vai Lê Nhu( Gánh cỏ sông hàn) đã được kênh HTV9 phát sóng nhiều lần, giúp cho Vũ Phương Khanh thương hiệu ngày một lên cao. Đây là thời gian mà Vũ Phương Khanh phát triển rực rỡ nghề, được nhiều người biết đến và khán giả rất yêu thích. Sau đó Vũ Phương Khanh về hát cho đoàn Bến Thành ( của Bầu Chín, tức bà Chín chủ tiệm cơm tấm nổi tiếng hiện nay ở đường Hoàng Hoa Thám, Bình Thạnh). Ở đoàn này anh hát với : Tuấn Thanh, Minh Luông, Tnh Như Nguyệt, Hoa Bích Phượng, Hoa Bích Ngọc, Sĩ Tốt, Thy Hoa, hề Ba Son, hề Điền Sinh… và có được một số vai diễn tốt trong cá vỡ: Người đẹp trong tranh ( còn có tên khác là con gái nhà họ Triệu), Lửa Phi trường, Lâm Sanh- Xuân Nương, Thoại Khanh-Châu Tuấn, Lưu Bình-Dương Lễ. Được hơn 3 năm thì Vũ Phuong Khanh về hát cho đoàn Dạ Quang Châu ( do vợ chồng nghệ sĩ Tám Vân- tác giả Nhị Kiều làm bầu, ở đoàn nayf, Vũ Phương Khanh hát chung với: Tô Kiều Lan, Minh Đạt, Đức Lợi, Thùy Lan, Minh Luông, Minh Thiện, Kiều Vân, Bửu Khánh… và có được một số vai diễn thành công trong các vở: Thần Thủ phi Tiêu. Đường gươm định mệnh, Khói sóng Tiêu Tương…. Cuối thập niên 1980, Vũ Phương Khanh còn cộng tác cho một số đoàn miền Tây với thời gian hát ở mỗi đoàn không dài, từ 6 tháng đến 1 năm, rồi giải nghệ.